Dưới đây là nhưng nghiên cứu lầm sàng của sản phẩm xịt mũi Xoangspray
Xoangspray làm giảm 27% ảnh hưởng từ các triệu chứng chính của bệnh VMDƯ lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau 4 tuần điều trị.
Sau 4 tuần, Xoangspray giúp cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống* cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng, hiệu quả hơn Budesonide dạng xịt có ý nghĩa thống kê.(1)
* Chất lượng cuộc sống được đánh giá qua sự ảnh hưởng của bệnh viêm mũi dị ứng lên chức năng (lao động, sinh hoạt hàng ngày), thể chất (chất lượng giấc ngủ, khả năng tập trung, gắng sức, khẩu vị, …) và cảm xúc (ảnh hưởng lên mối quan hệ gia đình, bạn bè).
* Điểm trung bình chất lượng cuộc sống được đánh giá qua thang điểm RSDI (gồm 30 câu hỏi thường được sử dụng trong khảo sát các bệnh lý viêm tai mũi họng trên lâm sàng, đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh lên cảm xúc, chức năng, thể chất của bệnh nhân).
Tóm Tắt Nghiên Cứu:
Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, tiến hành trên 124 bệnh nhân VMDƯ được chẩn đoán theo y học hiện đại (YHHĐ). Tất cả bệnh nhân được dùng nước muối sinh lý để làm sạch và thông thoáng mũi; sau đó được hướng dẫn cách tự day ấn các huyệt vùng đầu mặt và chia làm 2 nhóm: hướng dẫn cách tự xịt chế phẩm Xoangspray hay Budesonide. Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ bệnh trước khi xịt, sau mỗi 2 tuần, sau 4 tuần ở hai nhóm theo bảng câu hỏi SNOT-22 (mức độ nặng của triệu chứng) và đánh giá chất lượng sống theo bảng câu hỏi RSDI. Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thuốc xịt Xoangspray đối với bệnh VMDƯ so với điều trị thông thường bằng budesonide dạng xịt.
– Budesonide 64µg dạng xịt dùng trong nghiên cứu: Rhinocort Aqua 64µg của Astra Zeneca.
– Nguyễn Hữu Đức Minh, Nguyễn Thị Bay (2016). Khảo sát hiệu quả lâm sàng của chế phẩm dạng xịt từ dược thảo đối với bệnh viêm mũi dị ứng. Luận văn thạc sĩ. Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh(1).
Xoangspray giúp cải thiện 11, 27, 41% các triệu chứng cơ năng (theo bảng điểm Snot 22) so với nước muối 0,9% sau khoảng thời gian 1, 2, 3 tháng điều trị tương ứng.
Sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng điều trị, Xoangspray giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng cơ năng*, nâng cao chất lượng cuộc sống* cho bệnh nhân viêm mũi xoang mạn, hiệu quả hơn dung dịch nước muối NaCl 0.9% có ý nghĩa thống kê.(2)
* Triệu chứng cơ năng và chất lượng cuộc sống bao gồm: nghẹt mũi, nặng mặt, khịt đàm, ho, mệt mỏi, khó ngủ, buồn bã,… Được đánh giá theo bảng điểm Snot 22. SNOT-22 của tác giả Piccirillo Đại Học Washington Hoa Kỳ được sử dụng trong khá nhiều các nghiên cứu về bệnh lý mũi xoang.
Tóm Tắt Nghiên Cứu:
Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, tiến hành trên 180 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn được chẩn đoán lâm sàng theo tiêu chuẩn của hội TMH Hoa Kỳ 2015, nội soi theo tiêu chuẩn Lund – Kenedy 1997, CT scan theo tiêu chuẩn Lund và Mackay. Tất cả bệnh nhân được chia làm 2 nhóm, điều trị nội khoa giống nhau trong 10 ngày, đồng thời được hướng dẫn xịt thuốc xịt thảo dược Xoangspray hoặc xịt dung dịch nước muối NaCl 0.9%. Tiêu chí đánh giá: Theo dõi sự cải thiện triệu chứng cơ năng (đánh giá theo bảng điểm Snot 22), triệu chứng cận lâm sàng (nội soi, CT Scan) trước khi điều trị, sau điều trị 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và các tác dụng không mong muốn của việc xịt thuốc thảo dược. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá mức độ hiệu quả của thuốc xịt thảo dược Xoangspray trong điều trị viêm mũi xoang mạn.
– Phạm Tuấn Khoa, Nguyễn Thị Bay, Đặng Xuân Hùng (2016). Đánh giá hiệu quả thuốc xịt mũi thảo dược trong điều trị viêm mũi xoang mạn. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II. Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch(2).
Error: No feed found.
Please go to the Instagram Feed settings page to create a feed.