PHÒNG NGỪA VIÊM XOANG TÁI PHÁT KHI THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA
Trong thời gian giao mùa từ tháng 9 đến tháng 12, bệnh viêm mũi, viêm xoang bắt đầu “bùng phát”. Tìm hiểu và lưu ý những cách phòng ngừa viêm xoang tái phát sau đây sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
- Nguyên nhân tái phát viêm xoang khi giao mùa
Sự biến đổi của thời tiết là nguyên nhân chính tác động tới hệ miễn dịch của những đối tượng có sức đề kháng kém, đặc biệt với người có bệnh nền viêm mũi xoang.Vì khi đó, hàng rào phòng vệ của cơ thể dễ dàng suy yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân môi trường có hại xâm nhập.
Ngoài ra, khi mưa nhiều, độ ẩm môi trường luôn ở mức cao, người có cơ địa nhạy cảm, niêm mạc đường hô hấp dễ bị kích ứng bởi sự thay đổi này. Độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển gây bệnh.
- Các triệu chứng viêm xoang khi giao mùa
- Nghẹt mũi: Người bệnh có thể nghẹt 1 bên mũi hoặc cả 2 bên tương ứng với tình trạng viêm xoang 1 hay viêm cả 2.
- Sổ mũi (chảy dịch mũi): Đây là triệu chứng điển hình mọi người bệnh viêm xoang đều gặp phải. Dịch mũi có thể chảy xuống mũi trước hoặc xuống họng khiến người bệnh thường xuyên sụt sùi, khạc nhổ rất khó chịu, thậm chí biến chứng sang viêm họng. Với trường hợp viêm xoang nặng, dịch xoang chuyển sang màu xanh đặc, trắng đục, mùi hôi,…
- Đau đầu: Triệu chứng đau đầu do viêm xoang theo mùa có thể xuất hiện vào những giờ nhất định như viêm xoang trán hay đau đầu lúc 10 – 12h, viêm xoang sàng và xoang bướm lại đau vào tối…
- Mất mùi: Tình trạng viêm xoang theo mùa kéo dài thường xuyên có thể ảnh hưởng khứu giác. Lương y Tuấn cho biết có không ít bệnh nhân đến tìm ông thăm khám đã bị “mất mùi” trong vài năm liền do không điều trị KỊP THỜI viêm xoang khi chuyển mùa.
- Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang tái phát khi giao mùa
Giữ ấm cơ thể
Bạn nên lưu ý mặc áo ấm, dùng khăn choàng cổ để giúp cho vùng cổ họng, ngực tránh khỏi không khí lạnh. Khi ra đường lúc trời lạnh như buổi sáng hoặc tối bạn cũng nên mang khẩu trang dày để tránh không khí lạnh xâm nhập trực tiếp vào vùng mũi họng
Tắm nước nóng
Khi tắm thì cần chú ý tránh gió lùa để không gây cảm lạnh. Ngoài ra, khi tắm xong bạn cần nhanh chóng lau thật khô vùng đầu, mặt, cổ và mặc quần áo ấm.
Vệ sinh vùng họng và răng miệng
Khi hít thở, ăn uống, khoang miệng của bạn là nơi tiếp xúc nhiều nhất với vi khuẩn từ môi trường ngoài xâm nhập vào. Bạn nên vệ sinh khoang họng và răng miệng hằng ngày sẽ giúp cho làm sạch được các vi khuẩn còn đọng trong khoang miệng. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh răng miệng sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ, sau các bữa ăn và chú ý súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng chuyên dụng.
Rửa mũi bằng xịt thảo dược Xoangspray
Với thành phần độc đáo 3 dược liệu, 3 tinh dầu, 𝐗𝐨𝐚𝐧𝐠𝐬𝐩𝐫𝐚𝐲 chính là “bảo bối” giúp bạn:
– Giảm ngay ngứa mũi, hắt hơi
– Điều trị các triệu chứng dị ứng, viêm mũi
– Dạng xịt phun sương len lỏi vào tận sâu các hốc xoang đem lại tác dụng nhanh và kéo dài
Làm ấm vùng mũi vào mỗi sáng
Buổi sáng khi ngủ dậy, bạn có thể xoa hai bàn bàn tay lại với nhau cho ấm rồi chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng sau. Thực hiện lặp đi lặp lại trong vòng 2-3 phút để giúp cho vùng mũi được làm ấm, tránh sự thâm nhập của không khí lạnh vào bên trong khoang mũi.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học
Người bị viêm xoang nên chú ý uống nhiều nước và bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu bằng những loại trái cây, rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường hệ miễn dịch, khả năng bảo vệ trước các loại vi khuẩn gây bệnh.